Chi tiết bài viết

Axeton có độc không? Những lưu ý khi sử dụng Axeton

Axeton có độc không? Đây có lẽ là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Vì hiện nay, hóa chất này được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là ứng dụng trong làm đẹp để tạo ra sơn móng tay.

Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời cho câu hỏi trên cũng như tìm hiểu thêm về hóa chất Axeton này nhé!

Axeton có độc không

Axeton có độc không?

Axeton hay hóa chất Acetone là một chất lỏng, hòa tan trong nước, không màu, dễ bay hơi, dễ cháy và có mùi vị đặc biệt. Chất này được tổng hợp trong phòng thí nghiệm nhưng cũng có ở thiên nhiên như trong không khí, nước uống, ruộng đất. Axeton hòa nhập vào đất, nước nhưng không tích tụ trong đất và nước lâu vì các vi sinh vật đã chuyển biến chúng ra các hợp chất khác. Vì thế, Axeton vô hại do bị biến đổi rất nhanh, nhưng khi kết hợp với chất khác như hydrogen peroxide, chloroform thì aceton trở thành có hại.

(Theo Báo VnExpress: https://vnexpress.net/)

Như vậy có thể thấy về cơ bản hóa chất Axeton không hề độc hại nếu được sử dụng đúng cách và có biện pháp phòng tránh an toàn khi tiếp xúc.

Biện pháp phòng tránh, sơ cứu khi bị nhiễm độc Axeton

Cần có biện pháp đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với hóa chất Axeton

Cần có biện pháp đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với hóa chất Axeton

Như đã nói, Axeton có độc không còn tùy thuộc vào việc bạn tiếp xúc với loại hóa chất này như thế nào.

Để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh, bạn nên:

- Tiếp xúc với các sản phẩm có chứa Axeton trong không gian thoáng khí.

- Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ khi tiếp xúc trực tiếp với Axeton.

- Để hóa chất Axeton hoặc các sản phẩm có chứa Axeton trên cao (hoặc nơi an toàn), tránh xa tầm tay trẻ em.

- Bảo quản, lưu trữ Axeton ở những nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ cao, đặc biệt là gần lửa hoặc những vật dụng, thiết bị dễ cháy.

- Trong những trường hợp không may để loại hóa chất tiếp xúc với các bộ phận trên cơ thể, bạn cần có biện pháp sơ cứu kịp thời để tránh việc bị ngộ độc Axeton.

Dưới đây là những việc bạn nên làm khi tiếp xúc trực tiếp với Axeton:

- Rửa kỹ bằng nước sạch nếu tiếp xúc với mắt, sau đó đến các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra lại. Trong trường hợp có đeo kính áp tròng thì cần tháo kính ra ngay khi tiếp xúc.

- Nếu Axeton dính vào quần áo, cần vệ sinh sạch sẽ quần áo đó nếu muốn sử dụng lại.

- Rửa bằng nước và xà phòng, đồng thời sử dụng thêm kem sát khuẩn trong trường hợp hóa chất Axeton bị vây vào da.

- Trong trường hợp nguy hiểm nhất là đã nuốt phải hóa chất Axeton cần ngay lập tức gọi cấp cứu và tạo sự thoải mái cho nạn nhân bằng cách mở cúc áo (quần), nới lỏng thắt lưng, cà vạt,... Lưu ý: Khi nạn nhân đã nuốt phải hóa chất Axeton tuyệt đối không để nạn chân nôn mửa hoặc thực hiện hô hấp nhân tạo cho nạn nhân.

Tác hại của Axeton

Tác hại của Axeton

Axeton có độc không và tác hại của Axeton đối với cơ thể đã được kiểm chứng, cụ thể như sau:

- Có thể gây khó thở, làm chậm nhịp tim và giảm huyết áp.

- Neus tiếp xúc với mắt sẽ làm cho mắt bị ngứa, thậm chí là tổn thương đến giác mạc gây ra hiện tượng đục thủy tinh thể.

- Ảnh hưởng đến niêm mạc cuống họng.

- Gây nôn mửa, có thể nôn ra máu nếu tiếp xúc lượng nhiều Axeton.

- Ảnh hưởng đến niêm mạc ở mũi.

Ngoài ra, Axeton có thể gây cháy nổ nếu không được bảo quản và lưu trữ ở những nơi an toàn.

Như vậy có thể thấy, hóa chất Axeton nếu được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, được lưu trữ ở nơi an toàn và có biện pháp phòng tránh khi tiếp xúc thì sẽ không gây nguy hiểm.

Hóa chất này hiện đang được cung cấp bởi Hóa chất Nam Bình, khách hàng có nhu cầu có thể liên hệ trực tiếp với công ty để được tư vấn sử dụng an toàn và báo giá chi tiết thêm về các dòng: Hóa chất acetone, methylene chloride, dung môi butyl acetate

 

HOTLINE liên hệ: 0905 882 080 (Mr Nhựt) - 0932 345 932 (Mr Việt)

 

Xem thêm: Một số dung môi công nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay